Hướng dẫn lắp đặt đấu nối tủ điện công nghiệp

Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu các hướng dẫn lắp đặt đấu nối tủ điện công nghiệp rất nhiều. Nếu tra trên google từ khoá đó chắc chúng ta có thể nhận được gần 2 triệu lượt tìm kiếm. Điều đó chứng tỏ sự quan trọng của tủ điện công nghiệp hiện nay. Vậy làm thế nào để có thể hiểu, lắp đặt và đấu nối tủ điện công nghiệp được chính xác? Chúng tôi sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề đó qua bài viết dưới đây.
1. Kiểm tra kỹ bản vẽ thiết kế và lựa chọn các thiết bị hợp lý
Đây là khâu rất quan trọng trong việc lắp đặt và đấu nối tủ điện công nghiệp. Vì nếu chúng ta chọn sai thiết bị không đúng với bản vẽ thì sản phẩm của chúng ta sẽ không có giá trị. Khách hàng sẽ không nhận bàn giao sản phẩm, điều đó có nghĩa là chúng ta không thu lại được tiền. Chính vì vậy, trước khi lắp đặt và đấu nối tủ điện chúng ta cần nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế. Nghiên cứu kỹ mạch điện xem có chỗ nào chưa chuẩn để phản hồi lại với khách hàng. Đưa ra giải pháp cuối cùng trước khi lắp đặt.
Cụ thể như sau:
Nếu bạn đang lắp đặt 1 tủ điện phân phối tổng MSB. Bạn cần phải xác định được số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối. Để tính toán giá trị của thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ và dây dẫn điện. Chúng ta cần cân đối hợp lý giữa bài toán chất lượng và giá thành. Đối với các dự án lắp đặt tủ điện công nghiệp cho các khu cao cấp. Toà nhà cần độ ổn định và chính xác cao. Chúng ta nên sử dụng thiết bị của các hãng có thương hiệu lớn của thế giới như Siemen, ABB, Schnaidei, Mitsubishi… Bởi chất lượng và thương hiệu đã được khẳng định tại Việt Nam.
Còn đối với các dự án có mức đầu tư trung bình, mức đầu tư không cao. Chúng ta có thể lựa chọn sử dụng thiết bị điện LS của Hàn Quốc hoặc Chint của Trung Quốc. Với chất lượng tốt và giá thành hết sức cạnh tranh. Chắc chắn sẽ đáp ứng được tiêu trí ” Ngon – Bổ – Rẻ “.
2. Lên bản vẽ layout bố trí thiết bị trên tủ điện
Khâu thiết kế có vai trò rất quan trọng trọng quá trình sản xuất và lắp đặt tủ điện công nghiệp. Khi thiết kế, chúng ta cần nghiên cưú kỹ sơ đồ mạch điện. Liệt kê đầy đủ chi tiết các thiết bị có trong sơ đồ nguyên lý. Từ đó tập hợp và lên được bản vẽ layout. Trên bản vẽ layout mặt tủ, chúng ta khái quát cung cấp những hình ảnh về tủ điện. Trong đó có cách bố trí sắp xếp các thiết bị, hệ thống dây dẫn, nguyên lý… Điều này giúp ích rất nhiều cho việc đọc hiểu bản vẽ, hình dung về các thiết bị có trong tủ điện. Nó cũng là một trong những yêu tố ảnh hưởng đến việc chủ đầu tư có quyết định ký kết hợp đồng thi công hay không?
Bản vẽ layout bố trí thiết bị trên tủ điện cũng chính là sự cam kết giữa hai bên. Khi bàn giao tủ điện công nghiệp, bên nhận hàng sẽ dựa vào bản vẽ này để kiểm tra kích thước tủ. Các vị trí thiết bị trên mặt tủ, khoảng cách giữa các chi tiết trên bản vẽ so với thực tế đã chuẩn chưa.
Trong trường hợp hai bên có sai hỏng và không làm theo những gì ghi trong bản vẽ layout. Thì bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Phần phát sinh do sai hỏng phải làm lại sẽ cộng cho bên không làm theo bản vẽ layout. Thông thường các bản vẽ layout tủ điện công nghiệp được chúng tôi vẽ trên phần mềm Autocad 2D. Trừ những khách hàng khi đặt mua sản phẩm cần chúng tôi vẽ chi tiết trong tủ thì sẽ được dựng trên bản vẽ 3D.
3. Gia công lắp đặt phần vỏ tủ điện công nghiệp
Sau khi đã gửi cho khách hàng bản vẽ phê duyệt tủ điện công nghiệp. . Việc gia công các chi tiết mặt tủ được lập trình trên máy tính và đẩy lên máy đột C.N.C. Các lỗ khoét thiết bị như mặt đồng hồ, đền báo, chuyển mạch… được máy đột C.N.C thực hiện chính xác từng milimet. Đảm bảo các vị trí theo đúng bản vẽ layout đã được phê duyệt.
Khâu hoàn thiện sơn phủ bề mặt tủ điện công nghiệp sẽ kết thúc việc gia công vỏ tủ. Khâu này là khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ cho toàn bộ sản phẩm. Nếu nước sơn kém, bề mặt bị bong tróc hay sần sùi thì sẽ không đảm bảo.